9 Cách tự nhiên giúp giảm huyết áp

Có nhiều nguyên nhân và nguy cơ dẫn tới tình trạng cao huyết áp. Đa phần những người mắc bệnh cao huyết áp thường tìm đến các loại thuốc đông và tây y. Thú vị hơn, nhiều bệnh nhân đã cải thiện được bệnh nhờ việc thay đổi lối sống, từ đó giảm sự phụ thuộc vào thuốc hạ huyết áp.

Dưới đây là 9 cách giảm huyết áp một cách tự nhiên, dễ áp dụng cho tất cả mọi người.

1. Thể dục đều đặn

Thể dục đều đặn giúp cân bằng huyết áp

Chỉ cần tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày là bạn có thể giảm huyết áp. Bác sĩ Gerald Fletcher, chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Mayo, Mỹ cho biết hoạt động thể chất đều đặn giúp giảm 3-5 điểm huyết áp và có thể giảm dần sự phụ thuộc vào các thuốc hạ huyết áp. Những môn thể thao như đi bộ nhanh, chạy bộ chậm, bơi hoặc đạp xe rất thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp.

2. Không hút thuốc lá

Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Chất nicotin khiến huyết áp tăng và gây ra tình trạng cao huyết áp mãn tính. Do đó, vì sức khỏe của bản thân, bạn nên từ bỏ thói quen này.

3. Giảm lượng muối ăn

Giảm lượng muối ăn giúp cân bằng huyết áp

Với những người có huyết áp bình thường, hoặc hơi cao có thể giảm huyết áp bằng cách hạn chế lượng muối ăn hằng ngày (chỉ 1500mg/ngày). Cách đơn giản để giảm muối là tránh ăn những đồ chế biến sẵn vì đa phần chúng chứa nhiều Natri.

4. Giảm cân

Bạn chỉ cần giảm một vài “kí lô” cũng có tác động lớn đến huyết áp. Tình trạng thừa cân khiến tim phải làm việc nhiều hơn và huyết áp tăng cao. Giảm cân cũng đồng nghĩa với việc giảm tải cho trái tim.

5. Giảm stress

Giảm stress giúp cân bằng huyết áp

Giảm stress có thể giúp hạ huyết áp. Mỗi người lại có cách riêng để vượt qua stress. Tuy nhiên, thư giãn là cách kiểm soát stress rất hiệu quả cho bệnh nhân huyết áp cao.

6. Hạn chế rượu, bia

Không phải cứ uống rượu, bia là sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là phụ nữ thì không nên uống nhiều hơn 1 ly rượu và nam giới không nên uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày. Bởi uống quá nhiều rượu cũng có thể làm tăng huyết áp.

7. Ăn chuối

Phần lớn các muối khoáng (chứa Natri) đều có thể làm tăng huyết áp do khả năng ngậm nước, song Kali lại có thể làm giảm ảnh hưởng bất lợi của Natri với cơ thể. Hầu hết bệnh nhân cao huyết áp đều thiếu khoáng chất Kali. Các nguồn thực phẩm chính cung cấp Kali cho cơ thể là chuối, khoai tây nướng cả vỏ, nước cam, sữa chua, v.v…

8. Giảm Caffein

Cà phê mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, chất caffein có trong cà phê kích thích đầu óc hưng phấn, tim đập nhanh và tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Do đó nếu bạn bị cao huyết áp thì chỉ nên uống 1-2 ly cà phê mỗi ngày.

9. Sử dụng thảo dược

Nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp rất tốt. Ngoài tác dụng hạ và ổn định huyết áp, thảo dược còn có tác dụng khôi phục và bảo vệ chức năng gan thận, bồi bổ cơ thể nên có thể đẩy lùi bệnh. Các thảo dược có lợi cho người bị cao huyết áp là Giảo cổ lam, đỗ trọng, linh chi, thượng hoàng v.v… Sử dụng thường xuyên nấm linh chi sẽ giúp hỗ trợ, cải thiện tình trạng cao huyết áp, đẩy lùi nguy cơ tim mạch, đột quỵ.

Bên cạnh đó các sản phẩm từ sâm cũng có khả năng giúp bạn cân bằng huyết áp rất tốt nếu sử dụng hàng ngày. 

Để tìm mua được những sản phẩm thảo dược tốt, bạn cần tìm những địa chỉ uy tín để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị cao huyết áp tại đây.

G2T - CHUYÊN HÀNG HÀN QUỐC
Hotline: 088.908.2882
Website: g2tgroup.vn
IG: g2t_hanquoc

Chia sẻ:

0889082882

DMCA.com Protection Status